Độ nhớt của máu gấp nhiều lần độ nhớt của nước do chứa lượng hồng cầu lớn, tính chất này là cần thiết để lưu lượng máu được duy trì phù hợp trong quá trình di chuyển trong động mạch đến các cơ quan. Ngoài hồng cầu thì thành phần protein trong huyết tương cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhớt của máu.

Giá trị độ nhớt của máu bình thường là từ 2,3 - 4,1 centipoise trong điều kiện 37 độ C. Độ nhớt có thể tăng hoặc giảm nếu quá mức bình thường thường có liên quan đến nhiều bệnh lý và biến chứng huyết khối. Tình trạng này thường khó nhận biết và không có triệu chứng gì đặc biệt cho đến khi cơ thể dần hình thành các cục máu đông. 

4 “tín hiệu” cho thấy độ nhớt máu trong cơ thể đã quá cao

Sau đây là 4 “tín hiệu” cho thấy độ nhớt máu trong cơ thể đã quá cao, có nguy cơ dẫn đến tình trạng máu đặc, gây tắc động mạch. Người trung niên và người cao tuổi cần đặc biệt lưu ý!

Chóng mặt vào buổi sáng sau khi thức dậy

 

Khi một người bị máu đặc sẽ không cung cấp đủ lượng máu cho não. Từ đó rất dễ bị chóng mặt sau khi thức dậy vào buổi sáng. Sau một đêm ngủ dài, lượng nước trong cơ thể sẽ mất đi rất nhiều theo đường thở, nước tiểu, mồ hôi và rơi vào tình trạng thiếu nước cực độ. Nếu cơ thể không được bổ sung sẽ khiến độ nhớt của máu ngày càng tăng cao.

Rối loạn thị giác

Mắt chúng ta được bao phủ dày đặc bởi các mao mạch. Các mao mạch này cung cấp đủ máu cho dây thần kinh thị giác và mô võng mạc. Tuy nhiên, khi độ nhớt của máu cao, máu sẽ khó lưu thông, dẫn đến hiện tượng dây thần kinh thị giác và võng mạc bị thiếu máu và oxy. Điều này sẽ khiến thị lực giảm mạnh, không thể nhìn rõ mọi vật đồng thời xuất hiện cảm giác choáng váng, chóng mặt.

Buồn ngủ sau khi ăn trưa

Sau bữa trưa, một lượng máu lớn sẽ đổ dồn vào dạ dày thực hiện việc co bóp hỗ trợ quá trình tiêu hoá. Từ đó, lượng máu lên não sẽ giảm đi và gây nên cảm giác buồn ngủ nhẹ ở người bình thường.Tuy nhiên, ở người bị máu đặc, lượng máu còn lại không thể cung cấp đủ oxy cũng như không đủ để truyền đến não bộ. Chính vì thế cảm giác buồn ngủ sẽ trở nên mãnh liệt hơn.

Tức ngực và khó thở khi ngồi xổm

 

Khi ngồi xổm, lượng máu về tim sẽ ít hơn. Nếu máu bị đặc, tốc độ máu sẽ trở nên chậm lại, do đó làm cho tim và các cơ quan khác bị thiếu máu cục bộ, dẫn đến hiện tượng khó thở và tức ngực.

3 loại thực phẩm giúp làm giảm độ nhớt của máu

1. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

 Quá trình oxy hóa chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu phá hủy các mạch máu. Một khi mạch máu bị tổn thương, cholesterol sẽ dễ dàng lắng đọng hơn, gây tổn hại đến sức khỏe con người. Chính vì thế, bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa là điều cần thiết. Điều này sẽ ức chế sự xuất hiện của quá trình oxy hóa trong cơ thể và giúp bảo vệ mạch máu.

Vitamin A, vitamin C, vitamin E và các nguyên tố vi lượng selen và kẽm đều là những chất chống oxy hóa.

Vitamin A: các loại quả có màu vàng như cam, cà rốt, bí đỏ,…;

Vitamin C: trái cây họ cam quýt, rau lá xanh, quả mọng, v.v.;

Vitamin E: có thể được lấy từ các loại hạt, hạt, dầu cá, v.v.

2. Thực phẩm giàu axit béo không bão hòa

 Cholesterol cần được kết hợp với các axit béo không bão hòa để lưu thông với máu. Nếu thiếu axit béo không no, cholesterol có xu hướng kết hợp với axit béo no, tính lưu động kém. Từ đó có xu hướng lắng đọng trên thành mạch máu và tạo thành các mảng lipid.

Các loại rau: Tỏi, hành tây, bao gồm cả hành lá và gừng, rất giàu axit béo không bão hòa;

Cá: Các loại cá biển, rùa mai là thực phẩm giàu axit béo không no;

Sữa: Sữa chua rất giàu axit béo không bão hòa.

3. Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ là một thành phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ đóng vai trò cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng như glucid, lipid, cholesterol, làm giảm lượng cholesterol máu,..

Các loại ngũ cốc thô: ngô, kê, yến mạch, lúa mạch...  đều có hàm lượng chất xơ rất phong phú.

Theo Aboluowang

 

Lưu Ly
Theo Pháp luật & Bạn đọc