Hàng hóa Trung Quốc gần như không thể bán sang Hoa Kỳ với mức thuế 125% (Ảnh CNN)

Hàng hóa Trung Quốc gần như không thể bán sang Hoa Kỳ với mức thuế quá cao (Ảnh CNN)

Giới chức Nhà Trắng khẳng định Hoa Kỳ sẽ chính thức áp thuế tổng cộng 104% lên hàng hóa Trung Quốc, có hiệu lực từ 0h00 ngày 9/4 (giờ địa phương). Đáp trả lại Mỹ, Trung Quốc cũng áp thuế lên tới 84%.

Bộ thương mại Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút lại thuế suất đối với Mỹ, nhưng cường quốc châu Á tuyên bố “kháng cự đến cùng”. Như vậy, Washington tiến thêm một bước nguy hiểm với 50% thuế bổ sung, nâng tổng cộng lên 104%. Liệu còn có thể leo thang?

Giới quan sát quốc tế đang đổ đồn chú ý đến màn “đối đáp” song phương này. Phần lớn đánh giá cao Trung Quốc với những bước đi vững chắc, chủ động, và đây có phải là cuộc chiến thuế quan cuối cùng?

Quay lại thời điểm 2018, với áp lực thuế quan 25% với 300 tỷ đô la Mỹ hàng hóa, Bắc Kinh tiếp cận có phần dè dặt, tín hiệu đàm phán khá dày, cuối cùng đôi bên gặp nhau tại Alaska, nhưng kết quả không đạt được bất cứ thỏa thuận nào.

Lần này, tâm thế của Trung Quốc sẵn sàng hơn, thuế đối ứng đưa ra dứt khoát và ít “khẩu chiến”. Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội trong nguy cơ thuế quan cao chưa từng có. Vậy có hội đó là gì?

Trung Quốc không nhượng bộ thuế quan từ Hoa Kỳ (Ảnh BBC)
Trung Quốc không nhượng bộ thuế quan từ Hoa Kỳ (Ảnh BBC)

Thứ nhất, trong suốt nhiệm kỳ ông Joe Biden, Chủ tịch Tập Cận Bình đã dẫn dắt nhóm BRICS xây dựng cấu trúc khá hoàn chỉnh, bao gồm thị trường chung khá rộng rãi, các sàn giao dịch hàng hóa xuyên quốc gia, hoán đổi tiền tệ, tài chính… Các cơ chế này bắt đầu hoạt động có thể thay thế hệ thống hiện hành do Hoa Kỳ chủ trì.

Khối BRICS chiếm 50% dân số toàn cầu và 25% GDP thế giới; sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trải khắp hơn 150 nước. Ở trong nước, Trung Quốc đã tăng chi tiêu tiêu dùng, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu. Thủ tướng Lý Cường khẳng định: “Chúng tôi có đủ công cụ để giữ tăng trưởng ổn định, bất chấp áp lực bên ngoài”.

Thứ hai, để xuất hiện với vai trò cường quốc, dẫn dắt hệ thống thương mại quốc tế, Trung Quốc không tỏ ra nhu nhược, họ đang chứng minh rằng họ có thể bênh vực các nước yếu hơn. Đây không chỉ là câu chuyện tổn thất thu nhập do thuế quan mà là uy tín và niềm tin.

Thứ ba, Hoa Kỳ trở nên khó khăn thì Trung Quốc là lựa chọn tốt. Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Thủ tướng Lý Cường đưa ra thông điệp được mong mỏi nhất hiện tại, rằng “chủ nghĩa bảo hộ không đi đến đâu, chỉ có mở cửa hợp tác là đúng đắn”.

Thứ tư, thực tế đã chứng minh, bất cứ khi nào Hoa Kỳ tỏ ra “gai góc” với đồng minh, đối tác thì lúc đó Trung Quốc có cơ hội mở rộng tầm ảnh hưởng, kết nạp thêm nhiều bạn bè, đối tác, mở rộng đầu tư. Ví dụ, gần 12 tỷ USD được Trung Quốc rót vào các dự án năng lượng xanh tại Trung Đông từ sau khi Hoa Kỳ chấm dứt ảnh hưởng tại Afghanistan.

Trương Khắc Trà