Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: TheMoscowtimes.com/TTXVN
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: TheMoscowtimes.com/TTXVN

Đề cập đến một thông cáo chung được đưa ra sau Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vào cuối tháng trước, ông Kishida cho biết trong một bài phát biểu tại Tokyo rằng một cơ chế sẽ được thiết kế để dầu của Nga "sẽ không và không thể được mua với giá cao hơn" mức giá trần.

Thông cáo cho biết, kế hoạch giới hạn giá dầu có thể bao gồm các tùy chọn như chỉ cho phép vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga trên toàn cầu khi dầu được mua với giá bằng hoặc thấp hơn một mức cụ thể.

Việc hạn chế giá dầu được cho là sẽ làm trầm trọng thêm các lệnh trừng phạt hiện có đối với Nga, vì nước này được cho là đang thu lợi từ môi trường giá năng lượng cao, xuất phát từ những lo ngại về nguồn cung do căng thẳng địa chính trị.

Hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày ở miền Nam nước Đức giữa các nhà lãnh đạo Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tình trạng lạm phát và thiếu hụt năng lượng và lương thực gia tăng.

Thủ tướng Kishida lưu ý rằng căng thẳng Nga - Ukraine là nguyên nhân khiến giá cả tăng vọt, đồng thời cho biết ông đã kêu gọi các nhà lãnh đạo khác tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 cùng hợp tác để đối phó với môi trường chi phí tăng cao.

Cùng có trữ lượng dầu mỏ top đầu thế giới, vì sao Venezuela có giá xăng 'rẻ hơn nước' trong khi Mỹ thì ngược lại?

Phương Nga
Theo Báo Tin Tức