Thứ 5, 21/11/2024, Cập nhật lúc 14:27 GMT+7 | Hotline: 0962.345.258

Ngoại bán ròng kỷ lục, nội thận trọng: VN-Index thủng 1.200 điểm rồi bật tăng

Chỉ số chứng khoán VN-Index tiếp tục giảm, trong phiên sáng 20/11 có lúc thủng 1.200 điểm trước áp lực bán ròng kỷ lục của khối ngoại và sự thận trọng của nhà đầu tư trong nước.

Trong phiên giao dịch 20/11, áp lực bán tiếp tục gia tăng trong khi sức cầu rất thấp. Chỉ số VN-Index có lúc giảm hơn 7 điểm, về mức 1.198 điểm; tới 10h tăng trở lại trên ngưỡng 1.200 điểm.

Tới 10h45, VN-Index tăng 8,6 điểm lên gần 1.214 điểm.

Tính từ đầu năm 2007 tới nay, chỉ số VN-Index đã có chục lần rớt xuống dưới ngưỡng 1.200 điểm. Việc chỉ số VN-Index vượt lên rồi tụt xuống dưới mốc 1.200 đã trở thành câu chuyện quen thuộc với các nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam nhiều năm qua.

Như vậy, kể từ đầu năm 2022 - khi TTCK Việt Nam tạo lập đỉnh lịch sử 1.528,57 điểm, đây vẫn là mức cao nhất mà chỉ số này từng một lần chạm đến và chưa có lần thứ hai.

Đầu năm nay, VN-Index đã chinh phục lại và lên gần 1.300 điểm, nhưng gần đây giảm nhanh về mốc 1.200 điểm - diễn biến trái ngược so với nhiều TTCK trên thế giới. Chứng khoán Mỹ có hàng chục lần lập đỉnh cao lịch sử mới kể từ đầu năm nay.

Đáng chú ý, dù Việt Nam gần đây đẩy mạnh tháo gỡ vướng mắc để đưa TTCK từ thị trường cận biên lên mới nổi, nhưng khối ngoại vẫn bán ròng rất mạnh. Theo một số chuyên gia, rất khó để chờ đợi một sự thay đổi rõ rệt trong ngắn hạn.

chungkhoanHH31 Ok.jpg
VN-Index thêm một lần thủng mốc 1.200 điểm. Ảnh: HH

Theo Chứng khoán SSI, một số lượng nhỏ giao dịch đã được thực hiện. Thông tư 68 khiến một số nhà quản lý quỹ tích cực gia tăng phân bổ cho Việt Nam do đầu tư trở nên hiệu quả hơn về chi phí nhưng phạm vi này khá nhỏ.

Tính từ đầu năm tới nay, khối ngoại đã bán ròng khoảng 85.000 tỷ trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) - kỷ lục cao chưa từng có.

Khối ngoại bán ra dù TTCK và nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực.

Dù vậy, vấn đề tỷ giá gia tăng trong năm nay và nổi lên thời gian gần đây sau khi ông Donald Trump trúng cử tổng thống Mỹ khiến nhiều người lo ngại. Tính từ đầu năm đến nay, tỷ giá USD/VND tính theo giá niêm yết của Vietcombank đã tăng gần 4,5%.

Việc đồng VND mất giá khiến giảm hiệu suất của các quỹ ngoại. Nó khiến các quỹ gặp khó khăn khi huy động vốn, thậm chí áp lực phải rút ra.

Tỷ giá được dự báo chưa hạ nhiệt khi mà nền kinh tế Mỹ vẫn khá mạnh và sẽ tích cực khi ông Trump lên cầm quyền. Tín hiệu trì hoãn giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng góp phần kéo đồng USD đi lên.

Một đồng USD mạnh trên thị trường quốc tế khiến hầu hết đồng tiền khác, trong đó có VND, suy giảm.

Trong nước, dòng tiền đổ vào TTCK gần đây có dấu hiệu suy giảm với thanh khoản giảm mạnh.

Dòng tiền dường như vẫn đổ vào và nằm trong hệ thống ngân hàng, dù lãi suất ở mức thấp so với nhiều năm trước, chỉ khoảng 5-6%/năm.

Tới cuối tháng 8, theo Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023, mức cao nhất từ trước đến nay. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng lên 6,83 triệu tỷ đồng, tổng cộng có 13,75 triệu tỷ đồng chảy vào hệ thống ngân hàng. Đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay.

Dự báo về chứng khoán tuần này, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Phân tích Chứng khoán VnDirect, cho rằng, tỷ giá tiếp tục là tâm điểm chú ý.

Theo đó, việc tỷ giá trung tâm liên tục được NHNN điều chỉnh tăng trong tuần qua và tỷ giá liên ngân hàng gần quay lại mức đỉnh hồi giữa năm, cộng với mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại vượt mốc 5% đã tác động xấu tới tâm lý của giới đầu tư cũng như diễn biến của nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, thép vốn có độ nhạy cao với biến động tỷ giá và lãi suất. 

Theo ông Hinh, đà bán ròng của khối ngoại tập trung ở những mã bluechips cũng làm gia tăng áp lực lên các chỉ số chứng khoán. Trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, thì việc nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.

Tới 10h sáng 20/11, VN-Index giảm 0,8 điểm xuống 1.204 điểm. Thanh khoản trên HoSE đạt 3.550 tỷ đồng. Một số cổ phiếu ngân hàng, bất động sản và chứng khoán hồi phục, chuyển xanh, giúp VN-Index lấy lại được mốc 1.200 điểm.

Cổ phiếu Masan (MSN) sáng 20/11 có lúc giảm xuống 69.100 đồng/cp (sau đó tăng trở lại lên 70.300 đồng vào lúc 10h38); FTP có lúc giảm 3.000 đồng xuống 126.700 đồng/cp. Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có lúc giảm 350 đồng xuống 41.850 đồng/cp. Vietcombank (VCB) lúc giảm thấp nhất mất 100 đồng xuống 89.900 đồng/cp...

Tính tới 10h40, một số mã cổ phiếu bị nhà đầu tư ngoại bán mạnh như: Vinhomes (bán hơn 1,7 triệu đơn vị, mua vào 33.600 đơn vị); Vincom Retail (VRE) bị bán ròng hơn 1,1 triệu đơn vị; Chứng khoán SSI bị bán ròng khoảng 900 nghìn đơn vị...

Mạnh Hà

Bình luận

Xuất hiện những tín hiệu đáng chú ý trên thị trường tiền tệ

Đi cùng những tín hiệu thanh khoản thắt chặt trên thị trường 2, nhiều ngân hàng cũng đã tăng lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường dân cư trong những ngày gần đây.

Đề nghị mở rộng đối tượng áp dụng chính sách nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Thảo luậndự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu quan tâm, góp ý đối với quy định tuổi nghỉ hưu đối với nhà giáo.

Bốn triệu người cao tuổi Thái Lan được nhận 7 triệu VND/1 người trong chương trình kích thích tiêu dùng

Đây là giai đoạn 2 của chương trình kích thích kinh tế trị giá 180 tỷ baht do chính phủ Thái Lan khởi xướng.

Giá chung cư tăng mạnh nhưng đối mặt nhiều thách thức

Theo các chuyên gia, giá chung cư Hà Nội có thể giảm nhẹ khi nguồn cung được cải thiện, đặc biệt tại các dự án ngoài vành đai 3.