Theo hồ sơ mời thầu, thời hạn nộp hồ sơ chào bán cho cuộc thầu này từ ngày 26/11 đến 10/12. Gạo sẽ được vận chuyển trong vòng 40 ngày kể từ khi ký hợp đồng.
Theo một quan chức cấp cao thuộc Bộ Lương thực Bangladesh, nước này có kế hoạch nhập khẩu 300.000 tấn gạo do mất mùa vì lũ lụt khiến cung lúa không đáp ứng đủ nhu cầu.
Giá gạo tại Bangladesh đã tăng khoảng 50% kể từ tháng 3 đến nay, giữa bối cảnh dịch Covid-19 khiến nhiều người dân muốn mua lương thực để tích trữ.
Tuy nhiên, nhiều thương gia trong nước cho rằng động thái này chưa chắc sẽ giúp giá gạo tại Bangladesh hạ nhiệt.
Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ 4 thế giới, nhưng thường phải nhập khẩu gạo mỗi khi gặp thiên tai nghiêm trọng. Thiên tai năm 2014 đã buộc nước này phải tăng mạnh nhập khẩu gạo từ đó tới năm 2017, đẩy giá gạo thế giới lên cao kỷ lục trong năm 2017 và 2018."Tôi không nghĩ rằng Chính phủ có thể làm được điều đó bằng cách đó. Chính phủ nên giảm thuế nhập khẩu gạo thì hơn", Reuters dẫn lời một thương gia ở Dhaka.
Năm 2019, Chính phủ Bangladesh đã nâng thuế nhập khẩu gạo từ 28% lên 55% để hỗ trợ người nông dân của mình trong bối cảnh làn sóng phản đối từ ngành nông nghiệp gia tăng khi giá gạo giảm mạnh.
Mặc dù giá gạo nội địa đang rất cao, song, "Hiện tại (Bangladesh) không có kế hoạch giảm thuế nhập khẩu. Chúng tôi cần bảo vệ nông dân của mình", Bộ trưởng Nông nghiệp Abdur Razzak cho biết, đồng thời cũng thông tin thêm rằng chính phủ sẽ tăng nhập khẩu nếu có nhu cầu.
Theo tin từ Bộ Nông nghiệp nước này, sản lượng lúa Bangladesh trong vụ Aman (vụ phụ thuộc vào nước mưa) dự kiến sẽ giảm 15% trong năm nay do mưa quá nhiều và kéo dài gây lũ lụt.
Chính phủ nước này có kế hoạch thu mua 1,95 triệu tấn gạo từ nông dân của mình, song chỉ mua được 1 triệu tấn.
Vũ Ngọc Diệp
Theo Trí thức trẻ