Giá dầu tiếp đà tăng

Giá dầu tăng khi các nhà đầu tư tập trung vào việc đưa ra vắc xin Covid-19, các hạn chế thắt chặt tại châu Âu và dự báo nhu cầu nhiên liệu hồi phục chậm hơn so với dự kiến.

Chốt phiên giao dịch ngày 15/12, dầu thô Brent tăng 47 US cent tương đương 0,9% lên 50,76 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 63 US cent tương đương 1,3% lên 47,62 USD/thùng. Giá dầu Brent hôm 10/12/2020 đạt 51,06 USD/thùng – cao nhất kể từ tháng 3/2020, được hỗ trợ bởi việc phê duyệt vắc xin, ngay cả khi các trường hợp nhiễm virus tại hầu hết các khu vực trên thế giới tăng.

Giá dầu thô tại Trung Quốc trong tháng 11/2020 tăng 3,2% lên mức cao kỷ lục. Điều này sẽ hỗ trợ tâm lý các nhà đầu tư về nhu cầu nhiên liệu sẽ tăng trong thời gian tới. Trung Quốc là một trong số ít các nước mà nhu cầu dầu hồi phục hoàn toàn từ đầu năm nay, nhà phân tích cấp cao Phil Flynn thuộc Price Futures Group, Chicago cho biết.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, bất kỳ tác động nào của vắc xin đối với nhu cầu vẫn còn vài tháng nữa, trong khi OPEC cho biết nhu cầu dầu sẽ tăng chậm hơn so với dự kiến.

Trong khi đó, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho biết tồn trữ dầu thô tại Mỹ trong tuần đến 11/12/2020 tăng 2 triệu thùng lên 495 triệu thùng, so với dự kiến giảm 1,9 triệu thùng của các nhà phân tích

Giá khí tự nhiên duy trì ổn định

Giá khí tự nhiên tại Mỹ duy trì ổn định khi xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng tăng lên mức cao kỷ lục bù đắp dự báo thời tiết ôn hòa hơn dẫn đến nhu cầu sưởi ấm giảm và sản lượng tăng.

Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn New York không thay đổi ở mức 2,682 USD/mmBTU, sau khi giảm mạnh 3,2% trong phiên giao dịch.

Giá vàng tăng hơn 1%

Giá vàng tăng hơn 1%, được thúc đẩy bởi kỳ vọng về gói cứu trợ virus corona tại Mỹ, khi các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng làm dấy lên mối lo ngại về thiệt hại kinh tế gây ra bởi đại dịch.

Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 1,4% lên 1.852,36 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 2/2021 trên sàn New York tăng 1,3% lên 1.855,3 USD/ounce. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng hơn 22% trong bối cảnh các biện pháp kích thích chưa từng có trên toàn cầu được đưa ra.

Đồng USD suy yếu cũng hỗ trợ giá vàng. Trong khi các nhà đầu tư tập trung vào kết quả cuộc họp chính sách 2 ngày của Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu từ ngày 15/12/2020, với ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến vẫn duy trì lãi suất qua đêm ở mức gần 0.

Giá đồng tăng

Giá đồng tăng được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc và đươc thúc đẩy bởi việc triển khai vắc xin Covid-19 tại các nền kinh tế lớn.

Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,4% lên 7.784 USD/tấn. Tính đến nay, giá đồng tăng hơn 80% kể từ mức thấp nhất trong tháng 3/2020, chủ yếu do nền kinh tế Trung Quốc hồi phục trở lại.

Sản lượng nhà máy của Trung Quốc trong tháng 11/2020 tăng mạnh nhất 20 tháng, được thúc đẩy bởi chi tiêu tiêu dùng hồi phục và các hạn chế Covid-19 tại các đối tác thương mại chủ yếu dần được nới lỏng. Trung Quốc chiếm gần 1/2 tiêu thụ đồng toàn cầu, ước đạt 24 triệu tấn.

Giá quặng sắt và thép tăng trở lại

Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng, được hỗ trợ bởi mối lo ngại nguồn cung kéo dài và số liệu sản lượng sản xuất từ Trung Quốc tăng mạnh.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Đại Liên tăng 1,5% lên 994 CNY (151,66 USD)/tấn, sau khi vượt mốc 1.000 CNY/tấn vào cuối phiên giao dịch.

Giá quặng sắt trên sàn Singapore đảo chiều tăng 0,9% lên 152,83 USD/tấn.

Xuất khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil giảm tuần thứ 2 liên tiếp trong tuần từ ngày 7-13/12/2020 thêm 1 triệu tấn tương đương 4,7% xuống 22,7 triệu tấn, công ty tư vấn Mysteel cho biết.

Ngoài ra, mối lo ngại về tồn trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc trong tuần trước giảm xuống 125,85 triệu tấn – mức thấp nhất kể từ giữa tháng 10/2020, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Mặc dù, sản lượng thép thô của Trung Quốc giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 11/2020 – nước sản xuất thép hàng đầu thế giới đã thúc đẩy sản lượng sản phẩm trong nửa cuối năm, trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh. Sản lượng nhà máy của Trung Quốc tăng mạnh nhất 20 tháng trong tháng 11/2020, chủ yếu được thúc đẩy bởi xuất khẩu tăng mạnh.

Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây tăng 1,2%, thép cuộn cán nóng tăng 0,6% song thép không gỉ giảm 0,3%.

Giá cao su tiếp đà tăng

Giá cao su trên sàn Osaka tăng phiên thứ 2 liên tiếp, sau cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế dự báo nền kinh tế Nhật Bản, bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch virus corona sẽ giảm thấp hơn so với dự báo trước đó.

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Osaka tăng 4,1 JPY tương đương 1,7% lên 244 JPY/kg.

Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 10 CNY lên 14.610 CNY/tấn.

Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sẽ giảm 5,3% trong năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng 3/2021, tăng so với dự báo giảm 5,6% trong tháng 11/2020.

Giá cà phê giảm

Giá cà phê arabica giảm trở lại từ mức cao nhất 3 tháng.

Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn New York giảm 1,5 US cent tương đương 1,2% xuống 1,2465 USD/lb, giảm từ mức cao nhất 3 tháng trong đầu phiên giao dịch.

Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn London giảm 4 USD tương đương 0,3% xuống 1.372 USD/tấn.

Rabobank dự kiến sản lượng cà phê tại Brazil sẽ giảm 15% trong năm tới xuống 57,4 triệu bao (60 kg). Điều này sẽ khiến sản lượng toàn cầu niên vụ 2021/22 thấp hơn so với nhu cầu.

Giá đường tăng

Giá đường thô tăng lần đầu tiên trong 4 phiên, do dự báo sản lượng đường Brazil trong niên vụ tới sẽ giảm.

Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE tăng 0,09 US cent lên 14,24 US cent/lb, trước đó trong phiên chạm 14,09 US cent/lb

Đồng thời, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 2,2 USD lên 392,5 USD/tấn.

Giá đậu tương, ngô và lúa mì đều tăng

Giá đậu tương tại Mỹ tăng, được hỗ trợ bởi nhu cầu từ các nhà chế biến trong tháng 11/2020 tăng hơn so với dự kiến, gây áp lực nguồn cung thắt chặt.

Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2021 tăng 14-3/4 US cent lên 11,84-1/4 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 3/4 US cent lên 4,24-3/4 USD/bushel. Giá lúa mì mềm đỏ, vụ đông giao cùng kỳ hạn tăng 3-1/4 US cent lên 5,99-3/4 USD/bushel.

Giá dầu cọ rời khỏi chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp

Giá dầu cọ tại Malaysia giảm từ mức cao nhất hơn 8 năm, theo xu hướng giá dầu đậu tương và dầu thô suy yếu, ngay cả khi số liệu xuất khẩu dầu cọ của nước này trong nửa đầu tháng 12/2020 tăng.

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 2/2021 trên sàn Bursa Malaysia giảm 26 ringgit tương đương 0,75% xuống 3.430 ringgit (844,2 USD)/tấn, chấm dứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp.

Malaysia dự kiến sẽ công báo thuế xuất khẩu dầu cọ thô trong tháng 1/2021 vào tuần này, chấm dứt 6 tháng miễn giảm thuế.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 16/12

Minh Quân
Theo Trí thức trẻ