Đây là nhật thực hình khuyên với vùng quan sát rộng lớn kéo dài từ khu vực châu Phi tới cả các quốc gia thuộc khu vực châu Á. 

Hiện tượng này có thể quan sát tại các quốc gia gồm Cộng hòa Trung phi, Ethiopia, phía nam Pakistan, phía bắc Ấn Độ và một phần Trung Quốc. 

Ngoài các khu vực trên, nhật thực vẫn có thể quan sát dưới dạng một phần tại khu vực phía đông và bắc châu Phi, phía đông nam châu Âu, hầu hết châu Á và một phần nhỏ phía bắc Châu Đại dương. 

Đây là lần nhật thực có dạng hình khuyên. Tuy vậy tại Việt Nam chỉ có thể chứng kiến hiện tượng nhật thực một phần. 
 

Tuy không thể quan sát nhật thực hình khuyên, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có thể quan sát được nhật thực một phần với vùng che phủ đáng chú ý. 

Theo đó, người dân tại Hà Nội có thể quan sát nhật thực một phần với độ che phủ lên tới 77%. Tỷ lệ này sẽ giảm dần khi đi xuống các tỉnh phía nam. 

Cụ thể, người dân Đà Nẵng sẽ có thể quan sát nhật thực một phần với độ phủ 65%. Tại TP.HCM độ che phủ của Mặt Trăng so với Mặt Trời chỉ còn khoảng 48% khi diễn ra nhật thực một phần. 

Lịch trình diễn ra nhật thực tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM. Số liệu: Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam. 
 

Nhật thực một phần sẽ bắt đầu diễn ra tại Hà Nội vào lúc 13h16’ và đạt điểm cực đại vào lúc 14h55’ chiều 21/6.

Tại Đà Nẵng, nhật thực một phần diễn vào lúc 13h30’ và đạt điểm cực đại vào lúc 15h04’. 

Tại TP.HCM, nhật thực bắt đầu từ 13h37’ và đạt cực đại lúc 15h05’. 

Lần nhật thực một phần này sẽ kết thúc vào lúc 16h18’ tại Hà Nội và TP.HCM. Với Đà

Trọng Đạt
Theo vietnamnet.v