Tập thể dục là thói quen tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sau tuổi 50, chức năng của nhiều bộ phận trên cơ thể suy giảm, lão hoá. Vậy nên không phải môn thể thao nào cũng phù hợp với người thuộc độ tuổi này.

3 bài tập không phù hợp cho người sau 50 tuổi

Chia sẻ trên tờ BI, các chuyên gia y tế đã khuyên những người sau 50 tuổi không nên theo đuổi 3 bài tập dưới đây. Bởi nó có thể bạn gặp những chấn thương không đáng có và rút ngắn tuổi thọ một cách không ngờ.

Chạy bộ đường dài

Chạy bộ là một hình thức tập luyện phổ biến và đem lại nhiều lợi ích cơ thể chúng ta. Song đây cũng là bài tập toàn thân, đòi hỏi sự ổn định cốt lõi, sức mạnh phần dưới cơ thể, sự linh hoạt của hông và phần thân trên (cánh tay) để giữ thăng bằng.

Qua 50 tuổi vẫn duy trì 3 bài tập này chẳng khác nào tự rút ngắn tuổi thọ, đầu độc cơ thể: Nếu bạn không có thì xin chúc mừng- Ảnh 1.

Tuy nhiên, bước vào giai đoạn trung niên, chức năng của các cơ bộ phận dần suy giảm. Bạn không nên tập tập thể dục quá sức như chạy bộ đường dài. Không những không có lợi cho việc kiểm soát bệnh tật, bộ môn này cũng mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn chấn thương cho người cao tuổi. Chấn thương liên quan đến chạy bộ thường là do gân và dây chằng bị quá tải, thường gặp là tổn thương gân Achilles, viêm gân gan chân, căng cơ…

Gập bụng cường độ cao

Phần lớn các đĩa đệm ở khớp của người cao tuổi hoạt động không tốt lắm, nếu vận động quá mức sẽ dễ bị giãn, chèn ép các khớp, gây gãy xương...

Các động tác gập bụng cũng sẽ làm tăng tải trọng lên cơ thể. Ngoài ra, loại hình rèn luyện sức mạnh cường độ cao này dễ khiến huyết áp tăng cao nên không được khuyến khích cho những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não.

Tập tạ

Tập tạ có thể xây dựng sức mạnh cơ bắp, nhưng đối với những người sau 50 tuổi, việc tập tạ cần phải thận trọng. Nguyên nhân là do sau tuổi 50, mật độ xương giảm dần và dễ xảy ra chứng loãng xương.

Nếu tập tạ không đúng cách và tăng cơ quá nhiều có thể dẫn đến gãy xương. Đặc biệt, khi thực hiện các bài tập tạ như nâng tạ, chống đẩy, bạn nên lựa chọn mức tạ và số lần nâng phù hợp tùy theo thể trạng của bản thân để tránh gây áp lực quá lớn lên xương.

Tóm lại, người sau 50 tuổi cần tập thể dục và giữ gìn sức khỏe, nhưng khi lựa chọn tập luyện nên căn cứ vào thể trạng của bản thân mà đưa ra lựa chọn hợp lý. Đồng thời, việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về thể chất cũng là biện pháp quan trọng để duy trì sức khỏe.

Bộ môn thể thao phù hợp với người sau 50 tuổi

Bạn hoàn toàn có thể tập luyện một số bộ môn dưới đây, nếu đã bước qua tuổi 50. Bởi nó vừa đem lại lợi ích cho sức khỏe, vừa đảm bảo an toàn:

Golf 

Bộ môn này rất tốt cho người trên 50 tuổi. Phần lớn lợi ích của môn thể thao này đến từ việc đi bộ. Trung bình một buổi chơi golf người chơi đi khoảng hơn 10.000 bước, khoảng 8km. Việc chơi golf giúp tăng sức khỏe não bộ, tăng khả năng kiên nhẫn, sự tập trung, cải thiện sức khỏe tâm thần, giúp giảm cân hiệu quả, giảm nguy cơ đột quỵ…

Tennis

Người trên 50 tuổi có thể chơi các môn thể thao dùng vợt như tennis, cầu lông… Các môn thể thao này giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim. Việc chơi tennis 2 hoặc 3 lần/tuần giúp tăng khả năng chịu đựng, tăng phản xạ của cơ thể, giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, đồng thời cải thiện sức khỏe xương khớp, đặc biệt là xương cánh tay, lưng dưới và cổ.

Bơi lội 

Qua 50 tuổi vẫn duy trì 3 bài tập này chẳng khác nào tự rút ngắn tuổi thọ, đầu độc cơ thể: Nếu bạn không có thì xin chúc mừng- Ảnh 2.

Tập luyện dưới nước là bộ môn khá phù hợp cho những người trên 50 tuổi. Nó sẽ giúp bạn giảm đau xương khớp do giảm trọng lực đè nặng lên các khớp; xây dựng khối cơ bắp hiệu quả do lực cản dưới nước; đốt cháy calo và rèn luyện tim mạch…

Thái cực quyền 

Thái cực quyền là bài tập rèn luyện thể chất vừa phải, nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi trên 50. Thái cực quyền giúp cân bằng cơ thể, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể, giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện sức khỏe của xương khớp, tim mạch, đồng thời giúp ngủ ngon hơn.

Dẫu theo đuổi bộ môn nào, bạn cũng cần tuân thủ 1 số quy tắc sau để việc tập luyện được an toàn:

- Nên tập luyện tim mạch vừa phải, tối thiểu 10 phút/lần, ít nhất 3 ngày/tuần. Ngoài ra, nên tập các cơ ở chân, hông, lưng, cơ bụng, ngực, vai và cánh tay 2 lần/tuần.

- Bắt đầu tập luyện với tốc độ chậm, cường độ vừa phải: Nếu không tập thể dục một thời gian hoặc khi bắt đầu một bài tập mới mà cơ thể chưa quen, nên bắt đầu với 10 phút và tăng dần thời lượng, tần suất hoặc cường độ tập luyện.

- Cần báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí kịp thời nếu trong thời gian tập luyện, người tập gặp các triệu chứng: Đau ngực, khó thở, chóng mặt, khó giữ thăng bằng và buồn nôn… hoặc sau buổi tập, nếu bị đau cơ, khớp.

(Tổng hợp)

Đinh Anh