Tại châu Á, khoáng nóng là ngành dịch vụ đang có xu hướng bùng nổ, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ các nước phát triển. Trong đó, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư Nhật Bản vào các dự án du lịch khoáng nóng tiềm năng.
Nghỉ dưỡng khoáng nóng là ngành dịch vụ mang tính bản sắc
Tắm khoáng nóng là nét đẹp văn hóa tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Từ lâu, con người đã biết đến khoáng nóng như một liệu pháp thư giãn tinh thần, phục hổi, cải thiện sức khỏe và nâng cao tuổi thọ. Tuy vậy, khoáng nóng không phải là tài nguyên phổ biến mà có tính đặc thù riêng biệt. Chỉ những nơi có vùng địa chất đặc biệt, mạch nước nằm gần với nguồn hoạt động của núi lửa mới hình thành nên khoáng nóng. Bởi vậy, các khu nghỉ dưỡng khoáng nóng tại trên thế giới chỉ tập trung tại một số quốc gia nhất định và trở thành ngành du lịch mang tính bản sắc, hạn hữu về địa điểm.
Nắm bắt được yếu tố này, các nhà đầu tư về dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã đẩy mạnh dòng vốn tập trung vào các vùng có mỏ khoáng nóng chất lượng và biến khoáng nóng trở thành ngành kinh doanh sức khỏe bùng nổ. Theo Viện Sức khỏe Toàn cầu, nơi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sức khỏe, 56 tỷ USD là giá trị khổng lồ của thị trường suối nước nóng toàn cầu đã đạt được trong năm 2017 và con số này đang tiếp tục tăng trưởng phi mã. Đây quả thực là hướng phát triển rất tiềm tăng với cơ hội thay đổi cơ cấu ngành kinh tế của rất nhiều quốc gia trên thế giới có ưu thế sở hữu khoáng nóng.
Tại Việt Nam, nhiều mỏ khoáng nóng chất lượng đã được khai phá, đón đầu làn sóng đầu tư của các ông lớn trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ sức khỏe. Trong đó Nhật Bản là một trong số những nguồn đầu tư lớn nhất.
Khoáng nóng Việt Nam – ngành kinh doanh tỷ đô hưởng lợi từ làn sóng đầu tư Nhật Bản
Làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam không ngừng tăng cả về số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư. Tính đến cuối năm 2019, hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam và dòng vốn FDI từ Nhật Bản vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại châu Á và châu Đại dương của JETRO vào tháng 2/2020 cho thấy, có 63,9% doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh. Đây là tỷ lệ cao nhất trong khối ASEAN và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á và châu Đại Dương.
Trong số các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư Nhật Bản, bất động sản nghỉ dưỡng khoáng nóng đang nổi lên như một kênh đầu tư mới mẻ và tiềm năng được đặc biệt quan tâm. Các nhà đầu tư Nhật Bản đặc biệt chú ý đến các dự án đầu tư liên quan đến yếu tố chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là khoáng nóng do am hiểu về tính vận hành hiệu quả, lâu dài của mô hình này vốn đã phát triển thành công tại đất nước của họ. Các dự án nghỉ dưỡng khoáng nóng tiêu chuẩn cao cấp, mang tính quy mô, đồng bộ cao lại càng chinh phục được những vị khách hàng Nhật Bản khó tính.
Bất động sản nghỉ dưỡng khoáng nóng đang thu hút sự quan tâm và đón đầu làn sóng đầu tư của đối tác Nhật Bản
Tiêu biểu như tại dự án Wyndham Lynn Times Thanh Thủy, đã ghi nhận giao dịch 500 căn hộ khách sạn tiêu chuẩn 5 sao được Tập đoàn tài chính Daiwa hàng đầu Nhật Bản mua buôn để phân phối cho các nhà đầu tư trong nước. Đây là dự án tổ hợp vui chơi giải trí kết hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp mang phong cách Nhật Bản, sở hữu nhiều điểm nhấn đặc sắc như phố đi bộ Nhật dài hơn 500m, công viên khoáng nóng với chuỗi tiện ích liên hoàn ngâm và tắm khoáng đa dạng.
Thanh Thủy là địa phương nổi tiếng với mỏ khoáng nóng có trữ lượng dồi dào và chất lượng khoáng được đánh giá là tương đương so với các mỏ suối khoáng nóng ở Nhật Bản. Đặc biệt đây là nơi hiếm hoi có dòng khoáng nóng chứa chất radon – dưỡng chất tuyệt vời hỗ trợ trị liệu và phục hồi các bệnh lý về sức khỏe. Nhiệt độ nước được duy trì quanh năm với mức từ 38 đến 53 độ C mang đến cơ hội khai thác dịch vụ quanh năm mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về thời tiết hay mùa vụ.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế