Tổng tài sản hệ thống ngân hàng vượt 21 triệu tỷ đồng- Ảnh 1.

Theo công bố, nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước (Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, VietinBank, CB, GPBank, Oceanbank) có tổng tài sản đạt 8.749.389 tỷ đồng, tăng 5,05% so với cuối năm 2023; nhóm NHTM cổ phần có tổng tài sản đạt 9.436.324 tỷ đồng, tăng 5,0%; nhóm ngân liên doanh, nước ngoài có tổng tài sản đạt 1.945.258 tỷ đồng, tăng 4,26%; nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính có tổng tài sản đạt 302.329 tỷ đồng, tăng 0,16%; Ngân hàng Chính sách xã hội có tổng tài sản đạt 377.111 tỷ đồng, tăng 7,57%; Ngân hàng Hợp tác xã có tổng tài sản đạt 67.309 tỷ đồng, tăng 18,1%; Quỹ Tín dụng nhân dân có tổng tài sản đạt 192.042 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 7,5% so với cuối năm 2023...

Thống kê từ báo cáo tài chính quý II/2024 được các ngân hàng công bố cho thấy, BIDV tiếp tục là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất thị trường, với 2,52 triệu tỷ đồng vào thời điểm cuối quý II/2024; VietinBank đạt hơn 2,16 triệu tỷ đồng; Vietcombank đạt hơn 1,905 triệu tỷ đồng; MB đạt 988 nghìn tỷ đồng; Techcombank đạt 908,3 nghìn tỷ đồng; VPBank đạt hơn 864 nghìn tỷ đồng; VIB đạt hơn 431 tỷ đồng; SeABank đạt hơn 280 nghìn tỷ đồng…

Cũng theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng cũng ghi nhận mức tăng trưởng so với cuối năm 2023. Cụ thể, tính đến hết tháng 6/2024, tổng vốn điều lệ của hệ thống tổ chức tín dụng đạt 1.069.050 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cuối năm 2023, trong đó:

Nhóm NHTM nhà nước có tổng vốn điều lệ ở mức 228.229 tỷ đồng, tăng 4,75%; nhóm NHTM cổ phần có tổng vốn điều lệ cao hơn gấp đôi so với nhóm NHTM nhà nước khi đạt 587.850 tỷ đồng, tăng 8,35%; nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài có tổng vốn điều lệ đạt 171.117 tỷ đồng, tăng 4,87%; nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính có tổng vốn điều lệ đạt 47.047 tỷ đồng, tăng 3,81%; Ngân hàng Chính sách xã hội có tổng vốn điều lệ đạt 24.271 tỷ đồng, tăng 1,3%...

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tính đến hết tháng 6/2024 ở mức 78,25%, trong đó: nhóm NHTM nhà nước có tỷ lệ là 82,62%; nhóm NHTM cổ phần có tỷ lệ là 80,78%; nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài có tỷ lệ là 42,23%; Ngân hàng Hợp tác xã có tỷ lệ là 50,82%...

Về vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn của các TCTD, số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy sự phân hóa giữa từng nhóm tổ chức tín dụng, cụ thể:

Nhóm ngân hàng áp dụng theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN ghi nhận vốn tự có đạt 1.990.172,2 tỷ đồng (tăng 7,28% so với cuối năm 2023) và tỷ lệ an toàn vốn đạt 11,96%, trong đó: Nhóm NHTM nhà nước có tổng vốn tự có đạt 708.941,2 tỷ đồng (tăng 8,69%) và tỷ lệ an toàn vốn đạt 9,99%; nhóm NHTM cổ phần có tổng vốn tự có đạt 955.435,5 tỷ đồng (tăng 5,78%) và tỷ lệ an toàn vốn đạt 11,86%; nhóm ngân hàng nước ngoài có tổng vốn tự có đạt 325.795,7 tỷ đồng (tăng 8,75%) và tỷ lệ an toàn vốn đạt 21,96%.

Nhóm ngân hàng áo dụng Thông tư 22/2019/TT-NHNN có tổng vốn tự có đạt 10.483,73 tỷ đồng (giảm 1,44% so với cuối năm 2023) và tỷ lệ an toàn vốn đạt 7,8%, trong đó: nhóm NHTM cổ phần có tổng vốn tự có đạt 7.069,38 tỷ đồng (giảm 7,36%) va tỷ lệ an toàn vốn là 6,84%; Ngân hàng Hợp tác xã có tổng vốn tự có đạt 3.414,34 tỷ đồng (tăng 13,70%) và tỷ lệ an toàn vốn đạt 10,99%.

Nhóm tổ chức tín dụng áp dụng Thông tư 23/2020/TT-NHNN (các công ty tài chính, cho thuê tài chính) có tổng vốn tự có đạt 59.425,4 tỷ đồng (tăng 3,71% so với cuối năm 2023) và tỷ lệ an toàn vốn đạt 18,95%.

Dựa trên báo cáo cân đối kế toán và báo cáo thống kê từ các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của toàn hệ thống tính đến hết tháng 3/2024 ở mức 77,97%, trong đó: Nhóm NHTM nhà nước có tỷ lệ là 81,75%; nhóm NHTM cổ phần có tỷ lệ là 80,37%; nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài có tỷ lệ là 45,38%; tổ chức tín dụng hợp tác là 49,4%.

Theo T.H