Những tổn thất kinh hoàng

Nhà phân phối thời trang cao cấp Neiman Marcus, chuỗi thời trang bán lẻ danh tiếng JCPenney lần lượt đệ đơn tuyên bố phá sản. Zara đóng cửa 88% cửa hàng và công bố thua lỗ 409 triệu Euro trong quý I/2020. Primark phải cho gần 8.000 nhân viên tại Tây Ban Nha nghỉ phép. H&M ước tính thua lỗ 46% doanh thu quý II/2020 do ảnh hưởng của dịch Covid. Chuỗi bán lẻ Mỹ Gap cũng lâm vào tình trạng tương tự với mức thua lỗ lên đến 900 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2020.

Theo dự báo của McKinsey, có đến ⅓ các công ty thời trang trên toàn cầu… sẽ không thể tổn tại sau dịch. Đồng thời chuỗi cung ứng thời trang thế giới giá trị 2.500 tỷ USD cũng đang có dấu hiệu tan rã.

Riêng tại Việt Nam, theo dự đoán của VITAS, ngành may mặc có thể mất hơn 500 triệu USD doanh thu vào năm nay. Song, trên thực tế, con số này có thể còn cao hơn rất nhiều vì các số liệu chính chức không thống kê thiệt hại của các hộ gia đình sản xuất và nhà cung cấp nhỏ. Chỉ tính đến tháng 6 năm nay, đã có đến 400.000 nhân sự lao động ngành may mặc bị mất việc.

Có thể nói, thời trang toàn cầu đang lâm vào cảnh bấp bênh chưa từng có.

Tùy cơ ứng biến

Trong một tuyên bố ngày 23/3, hai hãng thời trang cao cấp danh tiếng tại Pháp là Balenciaga và Yves Saint Laurent thuộc Kering đã quyết định sản xuất khẩu trang phẫu thuật phục vụ cho mùa dịch. Trong khi đó, đối thủ của Kering- tập đoàn LVMH cũng bắt tay vào sản xuất gel sát khuẩn tay cho các bệnh viện.

Uniqlo thì có động thái mở cửa trở lại ngay khi lệnh phong tỏa được nới lỏng. Inditex cũng ghi nhận phục hồi ¾ số cửa hàng mới mở trở lại.

(Nguồn ảnh:Washingtonian)  
Một số thương hiệu như Bernard Arnault, H&M, LVMH … lại tích cực xây dựng thương hiệu, ghi điểm trong mắt khách hàng thông qua các hoạt động quyên góp, ủng hộ cho các công tác cứu trợ phòng chống Covid.

Riêng các nhà mốt như Lemaire, Proenza Schouler, AMI… lại tỏ ra nhanh nhạy khi chuyển hướng sang bán hàng trực tuyến và cung cấp những dịch vụ hấp dẫn đi kèm như: miễn phí tiền vận chuyển, áp dụng hình thức đổi trả 30 ngày đối với sản phẩm chọn sai kích thước hoặc giao nhầm… nhằm đảm bảo tối ưu doanh thu ngay trong mùa dịch.

Thời trang Việt đi về đâu nếu Covid 19 tiếp tục trở lại và kéo dài?

Không thể nói trước bất cứ điều gì trong tình hình dịch bệnh đang phức tạp như hiện nay. Trong thời điểm này, cũng như các ngành khác, thời trang Việt buộc phải tự tìm đường sống cho riêng mình.

Giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng

Theo dự báo từ Bain & Company, ngành thời trang toàn cầu có thể giảm từ 20-35% so với năm 2019. Đồng thời phải đợi đến năm 2023, doanh số tăng trưởng mới đạt được con số của năm 2019 và dần trở lại quỹ đạo sau đó.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các cửa hàng thời trang nên hời hợt với khách hàng của mình. Trái lại, hãy luôn đảm bảo sợi dây kết nối với người tiêu dùng không bị đứt đoạn.

Đó có thể là việc thường xuyên chia sẻ những thông tin cập nhật về tình hình dịch bệnh qua fanpage, hoặc gửi email cảnh báo, nhắc nhở khách hàng bảo vệ sức khỏe ở thời điểm hiện tại. Hay tổ chức các chiến dịch quyên góp, ghi điểm thương hiệu trong mắt khách hàng… Tất cả nhằm đảm bảo khách hàng vẫn luôn nhớ đến thương hiệu của bạn ngay cả khi những ngăn cách về mặt vật lý có thể xảy ra.

Điều chỉnh giá thành "thân thiện hơn" với túi tiền của người tiêu dùng

Thu nhập giảm trong mùa dịch khiến người tiêu dùng phải thắt lưng buộc bụng nhiều hơn. Thay vì chi tiền cho những thứ phù phiếm như thời trang, mỹ phẩm… họ tập trung cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, sức khỏe…

(Nguồn ảnh: kinhtedothi.vn)  
Do đó, để tồn tại, các cửa hàng thời trang cần có chiến lược điều chỉnh phân khúc khách hàng và giá thành phù hợp hơn với túi tiền của khách hàng.

Thực tế, điều này đã được không ít cửa hàng thời trang áp dụng trong thời kỳ "bình thường mới" vừa qua.

Cụ thể, các hãng thời trang cao cấp D.Chic, Ivy Moda đưa ra chiến lược giảm tới 70-80% giá thành các sản phẩm ra mắt. Những shop quần áo Boo, Genviet cũng giảm xuống 50% để tiếp cận khách hàng. Chuỗi thời trang may mặc 20AGain sau khi mở cửa đã đồng loạt giảm giá 40-70% cho các sản phẩm thu đông, xuân hè…

Sẵn sàng cho online

Doanh thu trực tuyến của Inditex tăng 50%, H&M tăng 17%, Gap tăng 13% trong quý I/2020. Con số này đủ cho thấy online đang là kênh đảm bảo doanh thu cho các doanh nghiệp thời trang Việt trước mối lo các cửa hàng offline phải đóng cửa hàng loạt nếu dịch Covid tiếp tục quay trở lại.

Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên nghĩ ngay tới việc thiết kế website với giao diện tối giản và tiện dụng thúc đẩy nhu cầu mua sắm của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đối với các shop bán hàng nhỏ lẻ, việc khai thác triệt để các kênh bán hàng qua mạng xã hội như facebook, instagram, tiktok... cần được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng như chatbot tư vấn và chốt đơn tự động 24/7 cũng là cách thức giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí nhân sự mà vẫn đảm bảo mối tương tác xuyên suốt với khách hàng nếu xảy ra giãn cách xã hội.

Bóng ma Covid một lần nữa đang gần kề, tham khảo ngay bộ công cụ Kinh doanh online giúp Ổn Định Doanh Thu dành riêng cho ngành thời trang Tại Đây!

Theo Nhịp sống kinh tế