"Những điều khủng khiếp, không thể tưởng tượng được có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Những gì chúng ta không biết là lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta biết", Dalio viết trong một ghi chú vào ngày 28/01. Ông cho biết thêm rằng Bridgewater đã nghiên cứu các đại dịch trong quá khứ để đánh giá mức độ tác động của virus corona và hy vọng sẽ lưu tâm hơn đến chủ đề này.

Dalio cho biết ông chưa có số liệu cụ thể về tác động kinh tế hoặc thị trường do virus corona gây ra, nhưng Bridgewater hiện nắm rõ rằng trong quá khứ từng xảy ra các đại dịch và chúng đã có những tác động lớn.

"Nói chung, những điều tồi tệ chỉ xảy ra một lần trong đời này ban đầu rất ít được lo lắng và tiếp tục tiến triển tới lúc chúng trở nên được lo lắng quá mức, cho đến khi các nền tảng cho sự đảo ngược xảy ra - nghĩa là virus chuyển từ trạng thái tăng tốc sang giảm tốc", ông viết.

Trong đợt bùng phát dịch SARS, thị trường chứng khoán Hồng Kông bị ảnh hưởng và đã đảo ngược khi số ca nhiễm bệnh đạt đỉnh, và sau đó bắt đầu giảm. "Tất cả những điều đó là hợp lý và sẽ là dạng phản ứng của thị trường mà chúng ta mong đợi nếu cuộc khủng hoảng virus corona vẫn tập trung ở Trung Quốc", ông lưu ý. Ông cho rằng thị trường Trung Quốc và Hồng Kông sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn thị trường thế giới và tác động của đại dịch này có thể đảo ngược khi số ca nhiễm mới bắt đầu giảm.

Bridgewater cũng đã xem xét dịch cúm H1N1, hay còn gọi là cúm lợn hồi năm 2009 và 2010. Với loại virus này và SARS, các thị trường đã hành động theo cách không dám liều lĩnh, thể hiện qua việc phản ứng với sự tăng trưởng giảm và đổ xô bán những tài sản rủi ro cao để đầu tư vào các nguồn an toàn. Chứng khoán giảm, trong khi giá vàng và trái phiếu tăng cao hơn, nhưng những động thái thị trường này đã giảm dần mức độ và thay vào đó thị trường có thể đã phản ứng với những phát triển kinh tế và chính sách không liên quan đến virus này. H1N1 cũng trùng với thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu.

Đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại là dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát năm 1918, trùng với Thế chiến thứ nhất. Chính cuộc chiến đó đã góp phần tạo ra dịch bệnh, gây nhiễm cho 500 triệu người và cướp đi sinh mạng của 50 triệu người. Đỉnh điểm của đại dịch này rơi vào thời điểm cuối cuộc chiến.

Nền kinh tế Mỹ dường như đã rơi vào một đợt suy thoái mạnh trong thời gian dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát. Một nghiên cứu của Cục dự trữ liên bang St. Louis đã xem xét các bài báo của thời đó và thấy rằng việc kinh doanh tạp hóa bán lẻ bị giảm đi 1/3, và các hoạt động khai thác mỏ than đã bị cắt giảm một nửa. Những thương gia ở Little Rock, Arkansas cũng báo cáo doanh số bị sụt giảm 40%.

"Cho đến nay, phản ứng của Trung Quốc minh bạch và quyết đoán hơn nhiều so với đợt bùng phát dịch SARS, điều này ảnh hưởng đến cả việc so sánh mang tính thống kê và tốc độ xử lý vấn đề này", ông viết.

Tham khảo: CNBC

Theo Trí thức trẻ