Nhiều người có thói quen uống canh hay súp hàng ngày bởi đây không chỉ là món ăn thơm ngon mà còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tùy tiện uống đủ loại canh, nếu uống nhầm không những vô dụng mà còn có thể làm nặng thêm bệnh tình. Vì vậy, những người có bệnh nền nên thận trọng khi sử dụng.

6 kiểu người nên cẩn trọng khi uống canh

1. Người bị bệnh gout

Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây ra bệnh gout phần lớn là do hàm lượng purin trong cơ thể cao, mà purin chủ yếu đến từ thực phẩm giàu chất như thịt và hải sản. Quá trình hầm hải sản hoặc thịt, purin sẽ hòa tan vào nước súp, sau khi bệnh nhân gout ăn vào sẽ gây ra cơn gout hoặc làm nặng thêm tình trạng ban đầu.

Vì vậy bệnh nhân gout không nên uống nước hầm, canh cá, canh hải sản, muốn uống canh thì uống canh rau ngót, canh trứng gà không thịt.

2. Người cao huyết áp

Người bị cao huyết áp không nên tiêu thụ quá nhiều natri, đồng nghĩa với việc phải kiểm soát chặt chẽ hàm lượng muối trong thức ăn, do vậy, khi chế biến món canh cho bệnh nhân cao huyết áp, dù là canh thịt, cá hay canh rau củ thì cũng cần hạn chế nêm nếm muối. Ngoài ra, nên cho ít dầu khi nấu canh, vì hàm lượng chất béo và axit béo omega 6 trong dầu ăn sẽ làm giảm tác dụng bảo vệ tim mạch và mạch máu não của cá.

Ảnh minh họa: Internet

3. Người béo phì, mỡ máu cao

Khi nấu canh với thịt, chất béo sẽ được nhũ hóa và hòa tan vào trong canh, do đó, hầu hết các loại nước dùng đều có hàm lượng axit béo no cao. Chính bởi vậy, những người đang trong tình trạng béo phì, người có mỡ máu cao nên uống càng ít nước canh càng tốt, nếu không tình trạng béo phì và lipid máu cao có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Để hạn chế uống phải dầu, trước khi ăn nên hớt bớt váng dầu mỡ trên bề mặt canh. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người béo phì, mỡ máu cao nên uống nhiều canh rau ngót càng tốt.

4. Bệnh nhân tăng tiết

Người bị tăng tiết không được tùy ý uống canh, đặc biệt không được uống khi bụng đói. Nguyên nhân là vì các chất trong những loại canh này sẽ làm tăng tiết axit dạ dày, khiến tình trạng tăng tiết càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Bên cạnh đó, những người thừa axit dạ dày khi ăn không thể thường xuyên ăn thịt cá lớn, nên ăn nhiều rau củ, ít dầu mỡ.

Ảnh minh họa: Internet

5. Bệnh nhân tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần có nhiều lưu ý hơn khi uống canh. Đáng chú ý, những người bệnh này chỉ nên uống các loại canh nhạt, ít dầu mỡ và ít muối. Tuyệt đối không được dùng canh ngọt có hàm lượng đường cao, vì nhiều dầu mỡ, nhiều muối và nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường, thậm chí có thể dẫn đến tăng nhanh đường huyết về sau. Các bệnh nhân tiểu đường nên chọn súp trong, không muối hoặc ít muối.

6. Bệnh nhân viêm túi mật

Bệnh nhân viêm túi mật cần kiểm soát chặt chẽ lượng chất béo và cholesterol, vì vậy không nên tùy tiện ăn canh, dù có uống nước canh trong cũng nên hớt bỏ lớp dầu nổi trên bề mặt. Tốt nhất không nên dùng canh đặc, canh dầu, nếu không có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Lời khuyên

Mặc dù hầu hết các loại canh, súp đều giàu chất dinh dưỡng, nhưng đối với những trường hợp đặc biệt, không thể tùy ý uống canh, nếu muốn uống thì nên uống súp rau nhạt. Hơn nữa, cũng cần có phương pháp uống canh đúng cách, trước tiên nên ăn một số loại rau luộc, hấp, ít dầu, sau đó mới ăn các món chính và các món khác, cuối cùng là uống một ít canh rau.

Cách ăn này có thể giúp cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng mà không gây thêm gánh nặng cho dạ dày, và quan trọng nhất là sẽ không làm cho các bệnh nền trở nên nghiêm trọng hơn.

(Theo toutiao)

Ánh Lê
Theo Nhịp sống kinh tế